
Ngày 36: Cách giữ nhịp bằng metronome
- Đăng bởi mansolis
- Thể loại Chuỗi 45 ngày lý thuyết Guitar cơ bản
- Ngày Tháng 7 6, 2025
- Ý kiến 0 bình luận
Chào các bạn, đây là bài học thứ 36 trong Chuỗi 45 ngày Lý thuyết Guitar cơ bản!
Ví dụ:
👉 Hẹn gặp lại các bạn ở bài học tiếp theo!
Cách Giữ Nhịp Bằng Metronome
Trong âm nhạc, nhịp là thứ giữ cho mọi thứ đúng lúc – đúng chỗ. Dù bạn chơi guitar đúng hợp âm, đúng giai điệu, nhưng nếu lệch nhịp, bài hát sẽ nghe lỏng lẻo, rối rắm, khó để người hát hoặc nhạc cụ khác theo được. Và để luyện nhịp thật chính xác, không gì hiệu quả hơn là dùng metronome – một thiết bị (hoặc ứng dụng) giúp tạo tiếng “tích tắc” đều đặn, làm mốc thời gian cho bạn luyện tập.I. Metronome là gì?
Metronome là một công cụ tạo ra âm thanh theo nhịp đều nhau, thường phát ra tiếng “tick – tick – tick…” theo một tốc độ cố định, đo bằng đơn vị BPM (beats per minute – số nhịp mỗi phút).
- 60 BPM = mỗi giây 1 nhịp
- 120 BPM = mỗi 0,5 giây 1 nhịp → nhanh hơn gấp đôi
II. Tại sao nên luyện với metronome?
- Rèn phản xạ tay đúng thời gian
- Giữ nhịp ổn định từ đầu đến cuối bài
- Phát hiện lỗi chậm – nhanh khi chuyển hợp âm
- Cải thiện strumming đều tay, không bị gấp gáp
III. Cách luyện với metronome cho người mới
Bạn sẽ cài đặt Metronome theo các nhịp khác nhau, mình khuyên là các bạn sẽ tập trung vào 4/4 trước, vì đây là nhịp thông dụng nhất!1. Chơi hợp âm đơn giản theo từng nhịp
- Chọn một hợp âm đơn (C, G, Am…)
- Đổi hợp âm mỗi 4 nhịp, rồi mỗi 2 nhịp
3. Tập strumming với metronome
- Chọn mẫu đơn giản: ↓ ↓ ↓ ↓
- Sau đó nâng cấp lên: ↓ – ↓ ↑ – ↑ ↓ ↑
- Đếm theo kiểu: 1 – và – 2 – và – 3 – và – 4 – và → Gắn từng nhịp strum với vị trí trong ô nhịp
4. Luyện ngón với metronome
Ngoài luyện nhịp khi đệm hát, metronome còn cực kỳ hiệu quả khi bạn tập bấm hợp âm, chạy ngón, hoặc chuyển thế tay nhanh. Hãy bật metronome ở tốc độ chậm (50–70 BPM) và chơi một bài tập đơn giản như 1234 (ngón 1–2–3–4 lần lượt trên các ngăn đàn) theo từng tiếng “tick”.
Mỗi tiếng “tick” là lúc bạn đặt một ngón, không được nhanh hơn hay chậm hơn. Sau vài vòng, bạn sẽ cảm nhận rõ sự ổn định của tay trái, đồng thời rèn cho mình kỹ năng kiểm soát tốc độ một cách chính xác. Đây là bước đệm cực tốt trước khi luyện chạy nốt hoặc solo.
IV. Mẹo luyện nhịp hiệu quả
- Chơi đúng chậm trước khi chơi đúng nhanh → 60 BPM mà đều còn tốt hơn 100 BPM mà lệch
- Lặp đi lặp lại mẫu ngắn nhiều vòng → Tập 1 hợp âm, 1 tiết tấu, 1 tốc độ trong 3–5 phút liên tục
- Ghi âm lại → nghe lại để phát hiện lệch nhịp
- Tăng BPM dần sau mỗi lần làm chủ → Ví dụ: từ 60 → 70 → 80 BPM…
V. Tổng kết
Nhiều bạn nghĩ là việc chơi với metronome là khá cứng nhắc, không feel được, nhưng đó chỉ là lời biện hộ của những bạn “muốn nhanh”, “lười tập”, chứ nếu gặp ai chơi nghiêm túc, họ cũng sẽ khuyên bạn tập đàn với metronome. Đối với bản thân mình, nhiều lúc cũng muốn cầm đàn lên và chơi những gì bản thân thích, nhưng thực sự đó lại là những lúc mà trình độ đàn của mình bị dậm chân tại chỗ. Đến nay, dù tập luyện bất kì một điều gì, như chạy ngón, solo, đệm hát mình đều sử dụng metronome hoặc phần mềm có gõ nhịp để tập theo.Hãy trở thành robot trước khi bạn có thể trở thành chuyên nghiệp và chơi theo ý bạn muốn!Không cần phải luyện với metronome mọi lúc, nhưng nếu bạn muốn chơi guitar một cách đúng, chắc, và có thể hòa hợp với người khác, thì việc luyện nhịp với metronome là bắt buộc. Chỉ cần 5 phút mỗi ngày – sau một tuần, bạn sẽ cảm thấy tay mình chắc chắn hơn, đều hơn, và tự tin đệm hát hơn hẳn.
👉 Hẹn gặp lại các bạn ở bài học tiếp theo!
Bạn cũng có thể như thế

Ngày 1: Giới thiệu về âm nhạc và cây đàn guitar
Tháng 6 12, 2025

Ngày 3: Cách Cầm Đàn và Bấm Phím Guitar Đúng Kỹ Thuật
Tháng 6 16, 2025