
Ngày 29: Gõ nhịp và cảm nhận thời gian
- Đăng bởi mansolis
- Thể loại Chuỗi 45 ngày lý thuyết Guitar cơ bản
- Ngày Tháng 6 30, 2025
- Ý kiến 1 bình luận
Chào các bạn, đây là bài học thứ 29 trong Chuỗi 45 ngày Lý thuyết Guitar cơ bản!
👉Hẹn gặp lại các bạn ở bài học tiếp theo!
🎯 Ngày 29: Gõ Nhịp Và Cảm Nhận Thời Gian
Chơi đàn guitar, cứ tưởng là được chill chill, cảm xúc, bay bổng các kiểu, nhưng thực ra để đạt được trình độ đó phải có những ngày khổ luyện, tập những lý thuyết khô khan như là tiết tấu, là nhịp. Nhưng hãy tin mình đi, điều gì khó khăn lúc đầu đều sẽ mang lại thành quả về sau. Hôm nay, mình sẽ giới thiệu cho các bạn những bài tập nhỏ để cảm nhận nhịp bài hát, các bạn có thể chọn hình thức nào mà các bạn thích, phù hợp với bản thân nhé. Rồi, chúng ta hãy bắt đầu thôi!I. Vì Sao Cần Gõ Nhịp?
Trong âm nhạc, nhịp là xương sống – nó giữ mọi thứ chuyển động đúng lúc, đúng chỗ. Bạn có thể bấm đúng hợp âm, nhưng nếu gõ sai nhịp, người hát không thể theo bạn, bài nhạc trở nên lộn xộn.✅ Gõ đúng nhịp → âm nhạc có cấu trúc ❌ Gõ sai nhịp → âm nhạc rối rắm, mất cảm xúc
II. Cách Gõ Nhịp Bằng Tay
🔹 Gõ tay đơn giản:
- Đặt tay trái lên đùi trái, tay phải lên đùi phải
- Đếm “1 – 2 – 3 – 4” → mỗi số là 1 lần vỗ
- Gõ luân phiên hoặc đồng thời tùy cảm nhận
🔹 Gõ nhịp và đọc nốt cùng lúc:
- Đọc nốt đen: gõ “1 – 2 – 3 – 4”
- Đọc nốt móc đơn: gõ “1 và 2 và 3 và 4 và”
III. Dùng Chân Để Gõ Nhịp
Đây có lẽ là cách phổ biến nhất khi các nhạc sĩ chơi đànĐạp nhẹ mũi chân theo nhịp: 1 – 2 – 3 – 4 Khi nghe một bài hát, vô thức ta cũng nhịp chân theo bài nhạc, đó là một hình thức giữ nhịp thụ động.📌 Lợi ích khi hình thành thói quen nhịp chân:
- Tạo “đồng hồ nhịp” trong người
- Giữ được nhịp kể cả khi chơi guitar hoặc hát, khắc phục được tình trạng hát một đường, đàn một nẻo.
IV. Cảm Nhận Nhịp Trong Bài Hát
Không chỉ gõ nhịp suông – hãy nghe một bài nhạc, đếm nhịp theo. 📌 Gợi ý bài tập:- Mở bài hát nhịp 4/4 đơn giản mà các bạn yêu thích (vd: “Ba kể con nghe”)
[C]….Khi xưa ba bé hơn [G]đàn nghe guitar rung lên không bao giờ xao [Am]lãng
Dây buông dây bấm ngân [F]vang âm thanh đi khắp không [C]gian
2. Đếm nhịp theo lời: “1 – 2 – 3 – 4” lặp lại đều (Bạn chú ý là giữa các hợp âm sẽ có bốn lần đếm, vì bài hát này nhịp 4/4, tức là có 4 nốt đen trong một ô nhịp)
3. Gõ nhẹ tay hoặc chân theo mỗi phách
🧠 Lưu ý:
- Nhịp 1 thường là chỗ mạnh nhất (cảm giác “rơi vào”)
- Nhịp 3 cũng mạnh, nhưng nhẹ hơn → Đây là nhịp “rễ” để bạn đặt downstroke khi đệm
V. Kinh nghiệm cá nhân
Đừng tự tin rằng bản thân có thể giữ được nhịp “trong đầu”, bạn phải thể hiện nó ra ngoài, có thể bằng đầu, tay, chân… miễn sao bạn phải đồng nhất cơ thể bạn với nhịp của bài hát, có như thế thì chúng ta mới biết bản thân sai ở đâu, có giữ nhịp chuẩn 100% hay không. Có rất nhiều bài hát nhịp rất khó, như 5/4, 7/8, 6/8… thì các bạn mới thấy là việc giữ nhịp quan trọng như thế nào. Vì vậy trước hết, nhịp 4/4 là nhịp thông dụng và phổ biến nhất, cũng khá là dễ, các bạn phải thành thục và master nó. Và mình sẽ chia sẻ cách mà mình tập nhịp, vừa không bị chán mà vẫn có thể rèn thói quen giữ nhịp. Đây là những gì mà mình tập mỗi ngày:- Bật một bài hát yêu thích
- Dậm chân theo giai điệu
- Cầm đàn và đệm cho bài hát đó, kết hợp dậm chân. Nếu sai chỗ nào, mình sẽ tập đi tập lại chỗ đó đến khi nào nhuyễn thì mới chuyển qua đoạn khác.
VI. Tổng Kết
Gõ nhịp không phải là bài tập phụ – mà là bài tập nền.- 🧠 Nó dạy bạn cảm nhận thời gian trong âm nhạc
- 🎯 Nó giúp bạn chuyển hợp âm đúng lúc
- 🧘♂️ Nó tạo phản xạ tay – chân – đầu kết nối tự nhiên
Khi bạn thật sự “nghe thấy nhịp” bên trong người mình, đó là lúc bạn chơi được nhạc, chứ không chỉ bấm hợp âm cho vui nữa.
👉Hẹn gặp lại các bạn ở bài học tiếp theo!
Bạn cũng có thể như thế

Ngày 1: Giới thiệu về âm nhạc và cây đàn guitar
Tháng 6 12, 2025

Ngày 3: Cách Cầm Đàn và Bấm Phím Guitar Đúng Kỹ Thuật
Tháng 6 16, 2025
1 bình Luận