
Ngày 24: Cách Cảm Âm Đơn Giản (Nghe và Đoán Hợp Âm Bằng Tai)
- Đăng bởi mansolis
- Thể loại Chuỗi 45 ngày lý thuyết Guitar cơ bản
- Ngày Tháng 7 1, 2025
- Ý kiến 1 bình luận
Cách Cảm Âm Đơn Giản (Nghe và Đoán Hợp Âm Bằng Tai)
Trong quá trình học đệm hát, bạn sẽ dần nhận ra một điều:“Không phải lúc nào cũng có sẵn hợp âm để tra Google.” Đôi khi bạn muốn đệm một bài mới, một đoạn giai điệu tự nghĩ ra, hoặc một bản nhạc ít người chơi — lúc đó, cảm âm (tự nghe ra hợp âm) sẽ là kỹ năng cực kỳ quan trọng.Tin vui dành cho các bạn là: ai cũng cảm âm được, chỉ cần luyện đúng cách, đều đặn, và bắt đầu từ đơn giản.
I. Cảm Âm Là Gì?
Cảm âm là khả năng nghe đoạn nhạc hoặc bài hát và đoán được hợp âm, hoặc ít nhất là đoán đúng giọng chính (tông) và biết hợp âm nào “khớp tai”. Nó khác với “thuộc hợp âm” ở chỗ:- Không cần có sheet nhạc hay chord chart
- Dựa hoàn toàn vào tai nghe + cảm giác
Đây là kỹ năng mà các nhạc sĩ, người chơi guitar giỏi, và cả nhiều người “chơi bằng tai” sử dụng hàng ngày.
II. Các Bước Cảm Âm Đơn Giản Cho Người Mới
✅ Bước 1: Nghe và xác định giọng chính (Key)
- Nghe đoạn đầu hoặc đoạn điệp khúc
- Thử bấm các hợp âm major đơn giản (C, G, D, A, E…)
- Hợp âm nào “về” một cách thoải mái, tự nhiên → có thể là hợp âm chủ (I)
✅ Bước 2: Xác định “màu sắc” của bậc hợp âm
Mỗi bậc trong âm giai không chỉ là một con số – nó mang theo một màu sắc âm nhạc riêng, một cảm giác riêng khi bạn chơi lên. Hiểu được điều này giúp bạn chọn hợp âm phù hợp với cảm xúc của đoạn nhạc.
Bậc | Tên gọi | Màu sắc âm nhạc |
---|---|---|
I | Tonic | Ổn định, kết thúc, vững chắc |
ii | Supertonic | Nhẹ nhàng, chuẩn bị, phụ trợ |
iii | Mediant | Mờ, cảm xúc lặng, không quá nổi bật |
IV | Subdominant | Mở rộng, dẫn dắt nhẹ, hơi sáng |
V | Dominant | Căng, mạnh, thúc đẩy đi tiếp |
vi | Submediant | Buồn nhẹ, ấm áp, cảm xúc sâu lắng |
vii° | Leading tone | Bất an, cần được giải quyết, căng thẳng |
✅ Bước 3: Nghe giai điệu và áp dụng màu sắc của bậc hợp âm
Khi bạn nghe một giai điệu, hãy cố gắng cảm nhận cảm xúc chính mà đoạn đó mang lại:
-
Nếu ổn định, trọn vẹn → thử bậc I (Tonic)
-
Nếu căng thẳng, muốn đi tiếp → có thể là V (Dominant)
-
Nếu buồn nhẹ, nội tâm → thử vi (minor 6)
-
Nếu chuẩn bị vào đoạn mới → có thể là IV hoặc ii
📌 Ví dụ 1: Trong bài hát Một đêm say (chơi trên Giọng G) thì sẽ có các hợp âm như sau: G – Em – C.
Tương ứng với các hợp âm trên là các bậc I – vi – IV ➔ Ổn định – Buồn nhẹ – Mở rộng📌 Ví dụ 2: Trong bài hát Nơi này có anh (Sơn Tùng MTP) thì sẽ có các hợp âm: F – G – Am – Em
Thực chất là tương ứng với các bậc IV – V – vi – iii ➔ Mở rộng – mạnh – buồn nhẹ – lặng, mờ ảo
Cảm âm không chỉ là “nghe đúng hợp âm”, mà là nghe đúng cảm xúc – rồi chọn hợp âm mang màu sắc phù hợp.
III. Trải Nghiệm Cá Nhân
Hồi mình mới học Guitar, bản thân mình cũng loay hoay mãi về chủ đề cảm âm nhưng không có ai chỉ dẫn cụ thể con đường nào thực sự đúng đắn để đạt đến trình độ “nghe phát chơi được luôn”. Nhưng đó cũng là động lực giúp mình tìm hiểu rất nhiều kiến thức từ Việt Nam đến các nước trên thế giới, và mình tóm gọn cho các bạn 3 bước cơ bản để cảm âm. Ở bước thứ 1 và 2 thì đơn giản, chỉ cần áp dụng kiến thức là làm được, nhưng ở bước thứ 3 cam go hơn, thử thách hơn, nó cần thời gian, sự kiên nhẫn, kỷ luật. Ở bước này, việc chơi 1 bài hát không đơn thuần là đệm cho có nữa, mà các bạn hãy thả hồn mình vào trong giai điệu, phải “cảm” cho được giai điệu đó mang màu sắc, cảm xúc gì, tại sao hợp âm đó thì ok, hợp âm khác thì chói. Dĩ nhiên để có thể thành thục bước thứ 3 thì phải cần thời gian rất là nhiều, mình cũng đang trên con đường này, nhưng chỉ cần đi đúng, chắc chắn chúng ta sẽ tới đích, thời gian bao lâu cũng không thành vấn đề, đúng không các bạn ^^IV. Tổng Kết
Cảm âm không phải năng khiếu – đó là kỹ năng. Và giống như mọi kỹ năng, nó cần:- Luyện từ dễ đến khó
- Tập đều đặn, ngắn mỗi ngày
- Chấp nhận sai để học được đúng
Khi bạn cảm âm được, bạn sẽ chơi nhạc chủ động, sáng tạo và tự do hơn – không còn phụ thuộc hoàn toàn vào hợp âm tra sẵn trên mạng.
👉 Hẹn gặp các bạn ở bài học tiếp theo
Bạn cũng có thể như thế

Ngày 1: Giới thiệu về âm nhạc và cây đàn guitar

1 bình Luận